Chi phí biên là gì? Cách tính, phân tích chi phí biên hiệu quả

Chi phí biên là gì? Sử dụng như thế nào?

Chi phí biên (MC – Marginal Cost) là một loại chi phí không xa lạ trong giới kinh doanh. Đặc biệt là đối với các anh em có ý định tạo công ty riêng. Thì đây là loại phí vô cùng quan trọng có thể ảnh hưởng tới sự tồn tại của một doanh nghiệp. 

Đồng thời nếu sử dụng đúng cách, nó có thể giúp bạn điều hành, quản lý các công việc. Với sự trơn tru, dễ dàng hơn rất nhiều dù công ty đó có bao nhiêu nhân viên. Vậy bạn đã nắm rõ cách hoạt động của loại chi phí biên này chưa? Nếu chưa, hãy cùng Minh Tùng Funzyx khám phá các thông tin về nó ngay bên dưới.

Chi phí biên là gì?

Khái niệm chi phí biên
Khái niệm chi phí biên

Chi phí biên hay còn gọi là chi phí cận biên được biết đến với một cái tiếng Anh là: Marginal Cost. Đây là một thuật ngữ thường gặp trong kế toán quản trị. Nhằm chỉ phần tiền phát sinh khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm. Nên nó có thể cho doanh nghiệp biết mức phí hao tổn để có được thêm 1 sản phẩm nữa.

*Ví dụ: Bạn mua 10 bát phở với giá 500.000VNĐ. Tuy nhiên, 10 bát phở không đủ nên bạn phải mua 11 bát với tổng đơn giá 550.000VNĐ. Vậy chi phí cận biên ở đây chính là 50.000VNĐ. Do nó là mức phí tăng thêm cho 1 bát phở.

Đồ thị minh họa chi phí biên
Đồ thị minh họa chi phí biên

Trong đồ thị trên, ký tự q chính là biểu thị cho số lượng sản phẩm đầu ra. Còn q* là mức sản phẩm khi chi phí được nói đến nãy giờ đạt giá trị nhỏ nhất. Đường có dạng hình chữ U đập vào mắt bạn đọc đầu tiên là đường chi phí cận biên.

Dạng đường này đã cho thấy rõ cách hoạt động của chi phí này dựa vào sản lượng. Đó là mức chi phí ấy sẽ cao hơn khi sản lượng sản phẩm được sản xuất thấp. Như trên đồ thị, ta có thể thấy rằng lúc chi phí cận biên giảm dần. Chính là khi doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm hơn.

Chi phí cận biên sẽ tiếp tục giảm đến một con số nhỏ nhất trong quá trình tăng số lượng sản phẩm. Sau đó, mức chi phí cận biên ấy sẽ đảo ngược chu kỳ và bắt đầu tăng trở lại. Dù cho sản lượng sản phẩm vẫn được sản xuất nhiều hơn.

Cách tính toán chi phí biên chính xác

Công thức tính chi phí biên
Công thức tính chi phí biên

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính chi phí biên. Sau đây Funzyx sẽ cung cấp cho bạn một công thức rõ ràng của loại chi phí này.

MC  =  Số chi phí thay đổi / số sản phẩm sản xuất thêm

Trong công thức trên, cụ thể có các khái niệm như sau:

  • MC: Là chi phí cận biên cần tính.
  • Số chi phí thay đổi: Đây là khoảng tiền “hy sinh” cho số sản phẩm sản xuất thêm. Được tính bằng cách lấy số tiền sản xuất sản phẩm lúc sau. Trừ cho giá tiền chi cho toàn bộ sản phẩm lúc đầu.
  • Số sản phẩm sản xuất thêm: Được biết là số sản phẩm doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung thêm trong khoảng thời gian nhất định. Và được tính bằng cách lấy hiệu của tổng số sản phẩm lúc sau với tổng số sản phẩm lúc đầu.

*Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp ban đầu sản xuất 100 đôi giày với chi phí là 100.000.000VNĐ. Tuy nhiên lúc sau doanh nghiệp muốn sản xuất 120 đôi giày và mức chi phí lúc này là 120.000.000VNĐ. Vậy từ đây, ta có thể biết số chi phí thay đổi lúc này là tăng thêm 20 triệu. Số sản phẩm đã được bổ sung thêm là 20 đôi. Như vậy, chi phí cận biên lúc này sẽ là 20.000.000 /20= 1.000.000VNĐ.

Nguyên nhân gây ra sự thay đổi của chi phí

Để lý giải cho sự thay đổi này, Funzyx nhận ra rằng khi số lượng sản phẩm còn thấp. Nó tạo ra một lượng công suất thừa để có thể tạo thành sản phẩm khác. Do đó, khi doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm hơn lúc này. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tận dụng nguồn năng lượng thừa đó.

Như vậy sẽ làm cho chi phí phát sinh khi sản xuất sản phẩm mới giảm đi đáng kể. Kéo theo đó là mức tăng trưởng của số tiền kiếm được từ 1 đơn vị sản phẩm giảm.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã dùng hết lượng công suất thừa kia. Nếu muốn tạo ra một sản phẩm mới, họ phải đầu tư các chi phí như nguyên vật liệu, nhân công. Từ đó làm đường thẳng của số tiền thu về của 1 đơn vị sản phẩm tăng lên.

Sự tác động quan trọng của chi phí cận biên

Ảnh hướng của chi phí cận biên
Ảnh hướng của chi phí cận biên

Để hiểu rõ được tầm quan trọng của chi phí cận biên. Ngay bên dưới Funzyx sẽ giới thiệu một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới loại chi phí này. Đó chính là doanh thu biên.

Về định nghĩa, doanh thu biên là thuật ngữ chỉ số tiền có thêm của công ty. Khi công ty đó bán thêm được cho các khách hàng 1 đơn vị sản phẩm. Chính vì vậy, nó có mối liên hệ mật thiết với chi phí biên. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện làm chi phí trên ảnh hưởng tới sự sống còn của 1 doanh nghiệp.

Vì nếu tính toán mức tăng trưởng chi phí hợp lý. Nó có thể giúp các công ty của họ đứng vững trong thời gian dài. Thông qua việc tối ưu hóa sự sản xuất và lợi nhuận thu về. Nhưng để làm được, họ phải luôn đặt chiếc cân so sánh giữa chi phí cận biên và doanh thu biên.

Khi doanh thu biên lớn hơn chi phí cận biên. Công ty có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Còn khi doanh nghiệp tính đến chuyện tạm thời dừng sản xuất để cải thiện chính sách quản lý, doanh thu. Đó cũng là lúc chi phí cận biên lớn hoặc bằng doanh thu biên.

Hơn nữa, việc tính toán chi phí trên cũng giúp chủ doanh nghiệp tìm ra các kế hoạch thích hợp. Để xoay sở trong các tình huống khẩn cấp, giúp cho họ có được những đánh giá chính xác về giá thành. Và cả chất lượng sản phẩm tương ứng. Từ đó có thể làm dòng tiền khi sản xuất có nhiều lợi nhuận hơn.

Một số câu hỏi thường gặp khi tính toán chi phí biên

Tìm hiểu về chi phí cận biên
Tìm hiểu về chi phí cận biên

Phân biệt chi phí cận biên và chi phí trung bình

Phân biệt chi phí biến vs chi phí bình quân
Phân biệt chi phí biến vs chi phí bình quân

Trong kinh doanh, bên cạnh loại chi phí trên, ta còn một loại chi phí nữa là chi phí bình quân. Đây là loại chi phí tính cho mỗi đơn vị sản phẩm vốn có ban đầu. Nó giúp cho doanh nghiệp biết được mức tác động cho chi phí lên mỗi đơn vị sản phẩm. Khi đột nhiên có sự thay đổi về số lượng sản phẩm.

Trong khi chi phí biên là chi phí sinh thêm khi doanh nghiệp muốn bổ sung 1 đơn vị sản phẩm. Và nhiệm vụ của loại chi phí này là giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát. Đồng thời so sánh thành quả của quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm.

Ảnh hưởng của chi phí cận biên lên chi phí bình quân là gì?

Nói tóm lại, chi phí biên và chi phí trung bình có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện các công tác quản lý của mình một cách dễ dàng hơn.

Vì vậy, nó có thể tác động đến chi phí bình quân một cách dễ dàng.Nếu doanh nghiệp lựa chọn thay đổi chi phí cận biên. Dưới đây là các tác động thường thấy và kết quả dẫn đến với chi phí bình quân.

  • Nếu chi phí cận biên tăng dần sẽ kéo theo giá trị của 1 đơn vị sản phẩm tăng. Từ đó giá trị bình quân của 1 sản phẩm tăng
  • Nếu giảm chi phí cận biên thì giá thành của sản phẩm cũng sẽ bị giảm theo. Và giá trị bình quân giảm.
  • Nếu chi phí cận biên bằng với chi phí trung bình. Điều đó có nghĩa là lúc này giá trị của sản phẩm sẽ bằng với chi phí bình quân. Và lúc này mức chi phí bình quân sẽ là nhỏ nhất.

Bên cạnh việc khác nhau về khái niệm và nhiệm vụ. Hai loại chi phí này cũng có cách tính hoàn toàn khác nhau.

  • Công thức của chi phí cận biên: Lấy tổng chi phí sau khi sản xuất bao gồm cả 1 sản phẩm phát sinh. Chia cho số lượng hàng hóa sau khi thêm vào 1 đơn vị sản phẩm đó.
  • Công thức của chi phí bình quân: Lấy tổng chi phí trong suốt quá trình sản xuất. Chia cho tổng số lượng thành phẩm như kế hoạch ban đầu.

Điều lưu ý khi tìm hiểu số liệu về chi phí cận biên

Trước khi kết thúc phần bài viết của chi phí cận biên. Dưới đây, Funzyx sẽ muốn gửi đến bạn một số lưu ý nhỏ khi phân tích loại chi phí này.

  • Việc sử dụng chi phí cận biên để cải thiện năng suất trong các ngành lớn. Chẳng hạn như đóng tàu, máy bay, các ngành có giá trị sản phẩm chưa hoàn thành quá lớn, v.v,… . Thường sẽ không mang lại hiệu quả do chi phí nếu sản phẩm chưa hoàn thành quá lớn có thể gây lỗ.
  • Không bỏ qua yếu tố thời gian vì đây là nó có thể ảnh hưởng tới chi phí thực tế. Vì nếu 2 doanh nghiệp cùng thi công nhưng có 1 doanh nghiệp làm lâu hơn. Chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ lỗ thời gian, tiền bạc nhiều hơn.
  • Luôn phân tích đầy đủ các loại chi phí kết hợp. Nhất là chi phí cố định để quản lý dòng tiền hiệu quả thật sự. Vì các loại chi phí nhìn chung đều có mối liên hệ mật thiết với nhau.
  • Nên tính toán kỹ và nhờ các chuyên gia có kinh nghiệm đưa ra cách áp dụng chi phí trên phù hợp. Vì với một sai sót nhỏ nhất khi sử dụng nó, bạn có thể đánh mất cả công tỷ của mình.

Doanh nghiệp cần làm gì để giảm chi phí biên?

Doanh nghiệp áp dụng chi phí biên như thế nào?
Doanh nghiệp áp dụng chi phí biên như thế nào?

Chắc chắn sau khi hiểu được các định nghĩa về chi phí biên. Bạn đọc ai cũng muốn tìm cách để cắt giảm chi phí này xuống mức thấp nhất. Từ đó khiến cho sản lượng sản phẩm bán ra nhiều hơn. Nên sau đây Funzyx sẽ tiết lộ một vài cách đơn giản để giảm loại chi phí này.

  • Quản lý chi phí thông minh: Bạn có thể liệt kê sổ sách rõ ràng các chi phí cố định cũng như phát sinh. Từ đó tìm ra đối sách hợp lý cho doanh nghiệp của bản thân vào các khoảng thời gian cố định.
  • Nhân lực & Vật tư: Ưu tiên sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, nhân lực phải có chất lượng. Nhằm khiến chất lượng sản phẩm và lợi nhuận gia tăng.
  • Chính sách lâu dài: Cách một khoảng thời gian cố định, doanh nghiệp nên tính hành đánh giá hiệu suất làm việc. Cũng như sự hiệu quả mang về khi áp dụng chính sách quản lý hiện tại. Nếu cảm thấy tỷ lệ mức tiền lãi không ổn, hãy tìm ra các chính sách cải tiến kịp thời.
  • Vận động & Phát triển: Dù là người làm việc tại vị trí lãnh đạo hay nhân viên. Bạn cũng phải luôn luyện tập cách thích ứng nhanh trong mọi tình huống. Vì đây là thời đại 4.0, nếu bạn không thích ứng kịp với các định nghĩa phát triển mới. Bạn sẽ bị bỏ lại và thất bại dù khởi nghiệp bao nhiêu lần đi nữa.

Bài viết với nội dung xoay khoanh từ khóa chi phí biên đến đây là hết. Funzyx mong rằng bạn đã tìm được các thông tin bạn muốn biết thông qua bài viết này. Từ đó, luôn ủng hộ và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *