Bóng trăng, trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già ôm một mối mơ…”
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bằng những dòng suy nghĩ chân thành, ngôn từ giản dị mà thấm đượm chất thôn quê mộc mạc đã thổi hồn vào miền quê tĩnh lặng nghèo khó ấy như được sống dậy một lần nữa trong tâm trí bao độc giả.
Không cần quá phô trương nhưng cũng đủ sâu sắc, không cần quá thâm thúy nhưng cũng đủ để ta suy ngẫm – Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh “một chiếc vé thông hành, không khứ hồi đến với tuổi thơ”. Hãy cùng bloggiama.com xem chi tiết nội dung dưới đây nhé!
Cảm nhận từ độc giả sau khi đọc Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh
Truyện kể về cuộc sống trẻ thơ ở ngôi làng nghèo, nơi có tình bạn trong sáng, tình yêu thơ ngây và tình anh em sâu đậm. Bên cạnh đó cũng có những đứa trẻ hư hỏng, hỗn láo – đương nhiên là vậy rồi – cuộc sống mà. Truyện hay quá tả, đọc hết rồi không chê chỗ nào được, vẫn muốn câu chuyện tiếp tục.
Mình tìm thấy nhiều hình ảnh tuổi thơ, trong đó ấn tượng nhất là đá gà bằng nhụy bông phượng – thời học sinh chơi hoài. Độc giả đánh giá trên Tiki
Trích dẫn hay từ Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh
Vì sao chúng ta nên đọc cuốn sách này một lần?
Bằng sự khéo léo trong việc sử dụng các câu chữ giản dị, mộc mạc cùng lối tự sự chân tình đã phác họa lên một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống của những đứa trẻ vùng làng quê thật êm ả, tình làng nghĩa xóm thật gần gũi và cũng có một “mối tình đầu” chớm nở hết sức đáng yêu và ngô nghê.
“Cái cảm giác kéo một chú diều giấy chạy ngược gió để sung sướng nhìn nó bay lên, tay không ngừng nới lỏng sợi dây cước rất giống với cảm giác mình nâng đỡ cả bầu trời.”
“Ai được chiếc đũa đó chạm vào người, cuộc đời sẽ lập tức thay đổi, ba tôi sẽ không còn lang thang một cách vô vọng trên thành phố và mẹ tôi không phải sớm tối vất vả đi về.”
Con Mận về thì có thể cuộc sống của tôi sẽ khác, chắc chắn là xáo trộn, nhưng vui hơn hay buồn hơn thì tôi không biết được. “Tình yêu” mà! Nhưng tôi sẵn sàng tin là vui hơn. Bạn cũng biết rồi đó, lúc nào cũng nhìn tương lai bằng ánh mắt u ám thì làm sao sống nổi!
“Tình yêu của em tôi dành cho tôi thật mênh mông trong khi tôi hết lần này đến lần khác đối xử với nó chẳng ra gì”
“Cỏ dưới chân nó xanh biêng biếc nhưng ánh mắt tôi vẫn bắt gặp những ánh hoa vàng li ti đang kín đáo nở trong nách lá và điều đó cho tôi cảm giác rằng mùa hè khắc nghiệt sắp sửa trôi qua.”
“Trẻ con thì không biết cách nuôi nấng nỗi buồn dài lâu như người lớn”
“Con người ta khóc cũng giống như trời mưa. Chỉ khi nào hết nước thì trời mới thôi mưa và chúng ta mới thôi khóc”
Tóm tắt nội dung sách Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh – Nguyễn Nhật Ánh
Tác phẩm như một tập nhật ký xoay quanh cuộc sống của những đứa trẻ ở vùng quê Việt Nam nghèo khó. Là nơi chứng kiến những rung động đầu đời của hai anh em Thiều và Tường, nổi bật lên là tình anh em, tình làng nghĩa xóm và những tâm tư đầu đời của tuổi mới lớn không thể tỏ bày. Theo Nguyễn Nhật Ánh , đây là lần đầu tiên ông đưa vào truyện mình những nhân vật phiến diện, đặt ra vấn đề đạo đức như Cái Thiện- Cái Ác luôn song hành cùng nhau.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh gồm 81 chương ngắn là 81 câu chuyện nhỏ của những đứa trẻ sống trong làng quê nghèo: Chuyện về con cóc Cậu trời, chuyện ma, chuyện công chúa và hoàng tử bên cạnh chuyện đói ăn, cháy nhà, lũ lụt.
Xuyên suốt hơn 300 trang sách, hứa hẹn sẽ đem đến các bạn trẻ và người đọc nhiều tình tiết thú vị có sức ám ảnh và thu hút đan xen những luân lý, đạo nghĩa khiến trái tim thổn thức ngày nào bị cuộc đời làm cho héo mòn nay bị ánh đèn thành thị chiếu sáng chói lòa, nhức nhối.
Tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng xen lẫn tình anh em thắm thiết
Mỗi câu chuyện là những trang nhật ký tái diễn lại cuộc sống thường nhật và tâm tư của cậu bé Thiều. Thiều là nhân vật chính, một cậu bé mới lớn nên nội tâm rất phức tạp và có những thay đổi bất chợt trong cảm xúc.
Vốn là người hướng ngoại và khá tinh quái, đã nhiều lần đẩy em mình chịu tai vạ do chính mình gây ra. Dù thể hiện rõ ràng là người khá hẹp hòi nhưng sâu thẳm tâm can cậu vẫn rất thương em.
Trái ngược với ông anh bị giằng xé nội tâm, Tường- một cậu bé hiền lành, bao dung, rất thích chơi đùa cùng động vật và vô cùng yêu mến anh hai mình vô điều kiện.
Mặc cho mọi lỗi lầm đến từ anh hai nhưng Tường lại chấp nhận gánh hết mọi đòn roi mà chấp nhận tha thứ hết mọi lỗi lầm cho anh hai mình. Lẽ đó, Tường là chính bản thân mỗi người chúng ta khi chưa bước qua ranh giới người lớn trẻ con.
Cậu bé sống nội tâm, ham đọc sách và rất say mê câu chuyện cổ tích, đặc biệt là truyện Cóc tía, chính vì thế mà cậu đã lén mẹ nuôi một con cóc dưới gầm giường và đặt tên cho nó là “Cu Cậu”.
Hai anh em Thiều và Tường thả hồn vào những trò chơi cảm giác mạnh và nhiều kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của những đứa trẻ làng quê. Truyện cũng mở rộng ra mối quan hệ giữa hai anh em và những người dân trong ngôi làng, gồm cả người thân của mình và những bạn học cùng lớp.
Ba của Thiều được miêu tả là một người giảo hoạt và được dân làng yêu mến nhưng hay nổi nóng và thường xuyên đánh đòn hai anh em vì nhiều lý do, trong khi mẹ cậu tỏ ra dịu dàng với các con hơn dù bà cũng không tránh khỏi việc trách mắng khi các con làm điều sai quấy.
Hơn thế nữa, với tâm lý của một đứa trẻ những câu chuyện ma càng rùng rợn thì lại càng thu hút sự tò mò của chúng và hai anh em Thiều, Tường không ngoại lệ.
Những lần nghe say sưa nghe chuyện ma đến nỗi buổi tối lại sợ run sợ chạy tán loạn khi bị bố mẹ bắt đi mua đồ. Dẫu yếu bóng vía là thế nhưng khi nghe kể về xóm Miễu có ma cọp thì hai anh em vẫn nổi máu tò và và đòi đi khám phá.
Tường cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Đó là trở thành chú chim xanh bất đắc dĩ, chắp cánh cho cuộc tình đầy sự ngăn cấm bằng việc chuyển giao thư qua lại giữa chú Đàn và chị Vinh tránh khỏi sự hoài nghi của bố chị chỉ với lý do xin ớt.
Từng câu chuyện góp nhặt và chắp vá trong từng trang sách về miền tuổi thơ ai cũng từng trải qua khiến cho độc giả bất ngờ, thoáng xúc động vì sự trưởng thành hơn số tuổi hiện tại của Tường khi luôn suy nghĩ thấu đáo.
Chấp nhận làm hết việc vặt trong nhà để anh hai tập trung học hay khi Thiều bị bạn đánh thì Tường liều mạng trả thù cho anh bằng những tuyệt chiêu mà Tường đã chuẩn bị sẵn.
Cảm động nhất là khi Tường bị anh hai đánh gậy vào lưng đến ngã quỵ chỉ vì những cảm xúc khó kiểm soát ở cái tuổi mới lớn ấy đã làm Tường phải chịu bao đau khổ hết lần này đến lần khác:
Lúc Thiều về từ nhà bà đến nhà lại nghe thấy tiếng trò chuyện rì rầm của Tường và Mận trong nhà liền nhón chân lại gần, áp tai vào vách tò mò nghe thấy Tường nói:
– Miếng thịt gà này là của chị nè.
– Còn miếng này là phần em nè. – Con Mận vui vẻ nối lời
Tiếp theo là tiếng lịch kịch trên bàn ăn rồi tiếng nhai chóp chép. Sau đó là một tràng suy nghĩ của Thiều về hai đứa nó là không những cặp kè suốt ngày mà còn cùng nhau lén lút chén thịt gà sau lưng Thiều.
Tiếng mời nhau vồn vã và thân thiết lại văng ra như khiêu khích:
– Chị ăn thêm một miếng nữa đi. Cái đùi gà này, em dành cho chị đó.
– Cảm ơn em. Để chị gắp cho em miếng gan gà.
Tới đây thì Thiều như bốc cháy, hung hăng cầm cây gậy đánh chó hung hăng phang tới tấp vào lưng thằng Tường và gầm gừ:
– Thịt gà nè! Giấu tao nè! Cho bỏ cái tật ăn lén nè!
Mọi thứ bất chợt dừng lại khi Thiều thấy rằng trên bàn chẳng có một tí nào gọi là thịt gà, Thiều như điếng người trước con mắt sửng sốt của con Mận. Nhìn mọi thứ xung quanh đã nhắc nhở thằng Thiều về trò chơi bày hàng mà Thiều cũng từng thích chơi.
Mọi thứ chợt hiện ra trong đầu Thiều và cả nỗi ân hận như dao khắc vào tim Thiều, làm Thiều đứng sững như người mất hồn mà không hay rằng thằng Tường vẫn còn nằm ngửa dưới nền nhà. Thời gian như tiếp tục trôi qua khi thằng Thiều nghe tiếng thằng Tường kêu “Giúp em với, anh Hai!”.
Khi Thiều xốc nách nó thì đã rên lên “Đau em!” và thấy nước mắt nó úa ra. Sau khi thấu hiểu sự tình, Thiều liền đi tìm ông Xung cứu Tường nhưng trước đi tường lại kêu anh hai bảo là: “Anh đừng nói với ông Xung là anh đánh em nhé, hãy bảo là em trèo cây bị tuột tay rơi xuống đất.
Thật nghẹn ngào làm sao. Có lẽ đây là chi tiết đọng lại trong lòng mỗi độc giả như tấm gương chiếu soi chính bản thân mình với những ghen tuông, đố kỵ vụn vặt thời tuổi trẻ. Khi những cảm xúc thầm kín dồn nén trong lòng, khi những ganh đua, đố kỵ khi Mận lại thích quấn quýt chơi đùa cùng Tường bấy lâu đè nén.
Để đến một ngày, mọi rào cản ấy đã phá vỡ và khiến Thiều có những hành động thiếu suy nghĩ làm “đau” em mình từ lần này đến lần khác.
Hình ảnh Thiều khiến chúng ta nhìn thấy mình trong từng hành động. Khi còn bé chúng ta rất thích việc mình trở thành trung tâm và trở thành một người tốt và luôn có những hành động đúng mực. Khi lớn lên thêm chút nữa, thì chúng ta lại nhạy cảm hơn với chính cảm xúc và mong muốn chính mình chỉ vì những suy nghĩ bất chợt khờ dại.
Có lẽ, cái khoảnh khắc thiện và ác nó mong manh làm sao có thể biến một người tử tế ngày nào trở thành con người xấu xa bất đắc dĩ như Thiều chỉ vì không khống chế được lòng đố kỵ của một đứa trẻ mới lớn.
Dù thế nào đi chăng nữa, thì hai anh em trong truyện ngắn Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh nhắc chúng ta nhớ về nhiều hơn về anh, chị em của chúng ta những ngày ấu thơ. Đi qua những vụng dại đầu đời để rồi tình anh em sẽ càng thêm thắm thiết.
Còn gì trân quý và cao cả hơn khi cùng nhau vấp ngã cùng nhau trưởng thành, chiêm nghiệm hết thảy những biến cố để rồi ta lại hạnh phúc hơn dưới mái nhà gọi là “Gia đình”.
Tình yêu đầu đời ngây ngô, trong sáng
Chúng ta hẳn ai cũng từng có những rung động đầu đời và qua ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh tình yêu trong sáng đầu đời ấy càng thêm rõ nét và đáng yêu hơn. Và còn gì thú vị hơn khi Thiều lần đầu biết đến hoa tay.
Ắt hẳn với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ ham vui đã đi khắp làng để đếm và coi hoa tay của từng đứa trong xóm. Cũng là lần đầu tiên viết bức thư tình gửi Mận mà “mượn tạm” dòng thơ của chú Đàn viết cho chị Vinh để vào trong thư gửi cho Mận:
“Nắng mưa là chuyện của trời
Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng”
Cái thời ngây ngô và xa xưa ấy khi những người yêu nhau sẽ lén trao nhau từng bức thư tay để bày tỏ tâm tình. Thiều thầm thương Mận vì nó đồng cảm với hoàn cảnh và xót xa cho nỗi đau khổ mà Mận trải qua.
Lẽ đó, ngay từ giây phút Thiều nhận ra mình mến Mận thì đó là lần đầu tiên Thiều thấy ngại ngùng và lúng túng nên đã mạo muội viết thư tay để gửi gắm lời thơ.
Và như lẽ tự nhiên, chuyện sẽ chẳng có gì cho đến khi bị thầy giáo phát hiện và đọc cho cả lớp nghe khiến cả hai đều ngại ngùng xấu hổ. “Những ngày ẩm ương, chưa lớn mà cũng chẳng còn nhỏ, có ai chưa từng dõi mắt nhìn theo một ai”.
Tình cảm gia đình đáng trân trọng
Nếu được hỏi điều gì trong cuộc sống là trân quý nhất thì tôi sẽ không ngần ngại nói là “gia đình” bởi Goethe từng nói rằng “Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy được sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất”
Tác giả Nguyễn Nhật Ánh không chỉ cho ta “một vé về tuổi thơ” mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về tình cảm gia đình – thứ tình cảm nhân văn và cao quý hơn tất thảy mọi thứ. Chợt tôi lại có những suy nghĩ vu vơ “ Nếu một ngày tôi cũng mất đi một trong số họ như cách Mận mất đi người cha thân yêu thì sao?”.
Con người ta lạ lắm, thường tìm kiếm những mộng phù hoa ở nên xa xôi mà rất ít khi trân trọng những điều giản dị mà gần gũi nhất.
Chúng ta chỉ thường nhận ra khi tất cả mọi việc quá muộn màng. Thay vì oán trách cuộc đời, oán trách số phận sao không nhân lúc những người ta yêu thường còn trên cõi đời này mà nói họ một lời yêu thương một cách chân thành nhất? Đừng để đến khi biến cố xảy ra mới mảy may tìm kiếm bởi ai biết được ngày mai sẽ ra sao.
Trong khi tôi và con Mận đang ngước mắt moãi mê dõi theo những cánh diều sặc sỡ đang uốn lượn trên không, thằng ghế con ông năm ve không biết từ đâu chạy tới, thắng xe đạp ngay cạnh hàng rào, chõ miệng vào trong sân kêu lớn:
Chị Mận ơi nhà chị cháy, chị về ngay đi!
Con Mận mặt cắt không còn một hột máu, ba chân bốn cẳng tuôn ra cổng. Trông nó như đang bay trên mặt đất
Tôi cũng tức tốc chạy theo, mặt mày nhớn nhác, ruột gan đau thắt từng chập.
Cuộc sống làng quê thanh bình cũng có lúc bị dọa đến phát khiếp thế nhưng dù những đen đuốc xám xịt của thế giới có vả vào ta bao nhiêu nhưng đến cuối cùng, gia đình sẽ là bến đỗ vỗ về ta sau những đoạn trường cay đắng.
Và Nguyễn Nhật Ánh đã lồng ghép thật tinh tế hình ảnh cha Mận sẵn sàng sống chui trong căn nhà xập xệ cùng căn bệnh phong -vô phương cứu chữa để được ở bên hai mẹ con.
Nhân sinh mong manh và khó lường. Hãy sống hết mình vì thời gian không chờ đợi ai, hãy cứ yêu quý hết mực khi còn có thể. Để khi mất đi, ta không hối hận xót xa, ray rứt lương tâm vì những ngày tháng thờ ơ, vô cảm với chính những người đã từng nuôi nấng và yêu ta hết mực.
Tình người nơi làng quê thân thương
Rồi một cơn lũ lớn tạc qua:
Chiều chiều ngồi trong nhà ngó ra, thấy mây tụ lại từng bầy. Như độ quân đang điểm binh, mây kéo về tập hợp mỗi ngày một dày, chậm rãi nhưng quyết liệt, và khi đã giăng kín bầu trời với lượng nước ước chừng có thể làm trôi cả ngôi làng, mưa bắt đầu rơi..
Nửa khuya, lũ từ trên nguồn tràn về, mực nước từ từ dâng lên mấp mé mặt giường trong ánh mắt lo lắng của mẹ tôi. Cả nhà tôi leo hết lên giường, xách theo mấy chiếc đòn kê để ngồi cho khỏi ướt mông, co ro chờ trời sáng.
Hay lúc nhà con mận bị thiêu rụi trong biển lửa thì ba mẹ Thiều-Tường đã ngỏ ý nhận Mận về nuôi dù gia đình cũng chả khá giả gì.
Vài nét về Nguyễn Nhật Ánh – “Cây bút của tuổi thơ”
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1975 tại tỉnh Quảng Nam. Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuổi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.
Các trang văn của ông lúc nào cũng dịu dàng, bình lặng và ấm áp như lời tự sự khi nhớ về quá khứ êm đẹp của một con người, mang đậm chất thơ ngọt ngào mà thấm thật lâu.
Có thể nói, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từ đó luôn được coi là một hiện tượng văn học độc đáo và đặc biệt chưa từng có trước đây trong nền văn chương Việt Nam với số lượng sách in lần đầu tiên đến cả trăm ngàn cuốn.
Thông tin cơ bản tiểu thuyết “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
- Công ty phát hành: NXB Trẻ
- Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
- Số trang: 380
- Nhà xuất bản: NXB Trẻ
Lời Kết
“Ngồi im trong gió nghe đêm rớt, chợt thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là những gì còn đọng lại sau khi gấp cuốn sách.
Tác phẩm khép lại thật nhẹ nhàng như luồng gió mới thổi mát tâm hồn mỗi độc giả. Dưới ngòi bút và ngôn từ của Nguyễn Nhật Ánh, ông đã làm nên một bức chân dung cuộc sống với những nét trong sáng nhưng cũng có những khúc trắc trở, trầm buồn.
Nhưng phải chăng cái đẹp mà Nguyễn Nhật Ánh mang đến trong tiểu thuyết này đã khiến nó vượt lên mọi sự băng hoại của thời gian “Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống thật sự của nó mới bắt đầu” và đó là lý do các bạn nên đọc cuốn sách này một lần trong đời.
Nếu có một lúc bạn thấy mệt mỏi vì cuộc sống hiện đại, hãy tìm đến Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh để được thư giãn và trở về tuổi thơ hồn nhiên, yên bình. Bọn mình hy vọng bài review này sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về tác phẩm, về những gì tác giả đã gửi gắm tâm tư tình cảm của mình vào từng câu chữ, từng cốt truyện.
Funzyx Cám ơn bạn đã ghé đến trang của bọn mình giữa vô vàn các trang review khác. Chúc bạn có một ngày tốt lành.